Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Thuật Ngữ Thời Trang


A-line: Mẫu đầm hoặc váy có hình dáng của chữ A, hẹp ở phía trên và xòe rộng ở phía dưới. Đây là trang phục rất thoải mái và thích hợp cho hầu hết dáng người.
Blazer: Áo khoác vest cộc tay. Khi xu hướng Balmania ra đời, tất cả những chiếc áo jacket này đều được chiết tay áo cực nhỏ, cắt thẳng.
Bohemian: Còn được gọi là lãng mạn hay mang chất thơ; Bohemian là một xu hướng trang phục với những chi tiết nữ tính như diềm xếp nếp, ren viền, ruy băng, và những chi tiết thêu khác. Xu hướng này phản ánh được tinh thần tự do của thời trang.
Boot-cut: Đây là từ được sử dụng để miêu tả quần dài hoặc quần jeans ôm ở phần gối và loe ở mắt cá để có thể phù hợp với nhiều loại giày khác nhau.


Capri pants/Capris: Quần lửng dài quá gối thường mặc vào mùa hè.
Chiffon: Một loại chất liệu mỏng nhẹ nhưng rất bền dù bề mặt của nó rất tinh tế.
Denim: Là vải bông đan chéo, bền và đắt tiền hơn jean. Mặc dù hai loại vải jean và denim rất giống nhau trên nhiều phương diện, chúng vẫn có một điểm khác biệt lớn: denim được dệt từ một sợi màu và một sợi trắng; jean được dệt từ hai sợi cùng màu.
Empire: Vòng ôm nằm ngay dưới ngực, được dùng để tạo đường cong cho cơ thể.
Glam: Đây là từ rất hay thường dùng của các tạp chí thời trang Anh Mỹ - viết tắt của glamorous. Từ này trong tiếng anh có nghĩa là quyến rũ. Glam được dùng để chỉ phong cách dạ tiệc, lấp lánh, sang trọng và nữ tính.

Harem pants: Quần dài rộng ôm ở mắt cá chân, và được thiết kế cho phụ nữ.
Haute couture: Thời trang cao cấp nhất, xa sỉ nhất, sang trọng nhất, độc đáo nhất. Đây là từ chỉ được dùng trong những tuần lễ thời trang cao cấp của Paris, London… Những trang phục “haute coutre” được đặt may riêng bởi những ông trùm về thời trang như: Chanel, Christian Dior, Christian Lacroix, Elie Saab, Giorgio Armani, Maison Martin Margiela hay Valentino…
Leather: Áo khoác da.
Liberty print: Họa tiết hoa cổ điển do Arthur Lasenby Liberty tạo ra vào năm 1939 ở London.
Limitary: Xu hướng thời trang ăn mặc như quân đội.

Metallic: Hiểu một cách đơn giản nhất là sự kết hợp giữa trang phục có màu ánh kim và phong cách rock chic mạnh mẽ.
Pastel: Bất cứ trang phục nào bạn có thể liệt kê vào gam màu phấn nhạt.
Preppy: Một phong cách rất được ưa chuộng ở những năm cuối thập niên 70 và 80. Kể từ đó, phong cách này chưa bao giờ lỗi thời. Preppy là sự kết hợp giữa những trang phục gần giống nhau và trang phục hiện đại. Một số yếu tố chính của phong cách này là áo phông, găng tay, khăn choàng, áo cardigan, các phụ kiện cho tóc, và tất nhiên là chiếc áo len được quàng qua vai.
Print: Tất cả những trang phục từ quần áo đến giày dép có in họa tiết hoặc in hoa.
Rounded shoulder: Áo vai nhọn, áo có thành vai được độn cao.

Sequins: Bất cứ cái gì có đính pha lê, hột cườm lấp lánh đều được liệt vào hàng của “sequins”. Mốt mới nhất là diện áo đính những hạt đá lấp lánh với quần tất đen như những thiết kế của Joseph hay quần tất phủ ánh bạc như ở Gucci.
Shirt dress: Có những chi tiết của áo sơ mi nam như cổ áo, nút áo hoặc phần ống tay được xăn lên.
Skinny: Từ dùng cho bất cứ trang phục liên quan tới quần bó sát thân - quần da đen bóng, quần bò, quần thun có độ dãn, ống ôm sát vào chân.
Stonewashed: Còn được gọi là quần vải loang ở Việt Nam. Đây là từ chuyên dụng của quần jeans. Khi được bỏ vào hóa chất acid và đá bọt trong máy giặt, chiếc quần jeans sẽ cho ra màu loang trên phần thân rất cá tính. Với các mức độ khác nhau, quần jeans vải loang sẽ có từ dùng khác nhau: “double-stone-washed” (loang mạnh), và cuối cùng là “destroyed” (phá hủy).
Tomboy: Trái ngược hoàn toàn với Glam, từ Tomboy được sử dụng để ám chỉ những cô nàng ăn mặc theo phong cách của con trai. Họ rất cá tính và nam tính.

Tuxedo: là kiểu áo vest cơ bản, như của nam giới. Áo Tuxedo thường dài vạt, chít ở eo và có túi.
Unisex: Thời trang phi giới tính. Trang phục theo phong cách Unisex là trang phục mà cả nam lẫn nữ đều có thể diện được.
Vintage: Thời trang cổ điển. Xu hướng ăn mặc theo mốt trở lại của những thập kỷ trước. Các cô gái đầu tư thời gian đi lùng sục trong các cửa hiệu đồ cũ hoặc bới trong đống quần áo bỏ đi của bà, của mẹ. Trong vintage cũng có đồ bình dân và đồ cao cấp.

Nguồn: Sưu Tầm

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Phân Loại Nước Hoa (Dầu Thơm)


Nước Hoa (tiếng Anh - Perfume, tiếng Pháp - Parfum), hay Dầu Thơm, theo cách gọi thông thường, được bắt nguồn từ cụm từ Latin “Per fumum” có nghĩa là “truyền tải thông qua sương/khói.” Có lịch sử phát triển hàng ngàn năm, gắn liền với lịch sử văn minh của loài người. Bắt đầu từ vùng Lưỡng Hà, trải qua Hy Lạp, La Mã, lan rộng cả ở châu Á (Ấn độ, Trung Quốc) rồi ra khắp thế giới. Là hỗn hợp các chất tạo mùi như tinh dầu, chất thơm, chất hãm hương (lưu hương), và dung môi hòa tan. Dùng để tạo ra cho cơ thể người, con vật, đồ vật hay không gian một mùi hương dễ chịu. Các thành phần của nước hoa có thể được tổng hợp nhân tạo hoặc chiết xuất từ thực vật và động vật. Ngành bào chế nước hoa ngày nay bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, với việc sản xuất đại trà (mang tính thương mại) các chất thơm như vani, coumarin.

Thoạt đầu nước hoa chỉ là sản phẩm dành riêng cho phái đẹp, dành riêng cho những quý bà quyền quý bởi tự nó toát lên sự sang trọng, quyến rũ và gợi cảm. Còn ngày nay, nước hoa đã trở nên quen thuộc với mọi người, mọi lứa tuổi. Đã chấm dứt những tư tưởng nước hoa không dành cho nam giới và chỉ dành cho phái đẹp cho giới giàu sang quyền quý. Mỗi sản phẩm nước hoa có mục đích sử dụng và đối tượng khách hàng riêng biệt. Như sử dụng trong các hoạt động thể thao, trong các bữa tiệc, trong dã ngoại hay tiệc ngoài trời...Với các đối tượng được phân loại theo độ tuổi, phong cách, giới tính, nghề nghiệp. 

Cách sử dụng truyền thống là bôi (xức) lên một số vị trí nhất định của cơ thể, và là cách sử dụng hiệu quả nhất. Việc xức nước hoa lên quần, áo hay các đồ dùng thật sự chỉ là một sự lãng phí. Cổ tay, phía sau tai, dưới cổ là những vị trí thường được dùng. Nguyên tắc là không dùng nước hoa với những vùng da mỏng (như mặt), các vùng da tiết mồ hôi nhiều (như nách), các vết thương hở, mẩn ngứa.
Phân loại. Dựa theo nồng độ tinh dầu tự nhiên (tecpen tự nhiên), chia nước hoa thành các loại chính:

  • Perfume (Extrait): với hàm lượng tinh dầu từ 20-40%, đây là loại nước hoa đắt nhất và hiếm nhất vì nồng độ tinh dầu rất cao, đồng nghĩa với việc mùi hương rất nồng và bền. (Khả năng giữ mùi trên 6 tiếng.)
  • Eau De Perfume (EDP): với hàm lượng tinh dầu từ 12-20%, loại nước hoa chủ yếu dành cho phái nữ, với nồng độ tinh dầu cao, nồng nàn và bền mùi. Là dạng nước hoa phổ biến hiện nay, sử dụng hợp với những vùng khí hậu khô, hay mùa lạnh. (Khả năng giữ mùi từ 3 - 5 tiếng.)
  • Eau De Toilette (EDT): có từ 5-12% tinh dầu. Loại nước hoa phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, với giá cả phải chăng và chất lượng mùi hương trung bình. Đa dạng về mẫu mã, chủng loại hay nhà sản xuất. Đây là loại nước hoa với mùi nhẹ nhàng, khá bền mùi, và được dành cho cả nam và nữ. (Khả năng giữ mùi từ 2 - 4 tiếng.)
  • Eau De Cologne (EDC) hay Eau De Fraiche: chỉ có 2-4% tinh dầu; Thương hiệu (reg. trademark): 'Original Eau de Cologne'. Ra đời lần đầu tiên ở thành phố Cologne - Đức, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Mùi nhẹ, khả năng giữ mùi kém, phù hợp với túi tiền "bình dân". Thành phần chính là tinh dầu tự nhiên, thu được qua các quá trình chưng cất phân đoạn các loại thực vật. Kết hợp với các chất gây bay mùi mà thành phần chính là các alcohol. (Khả năng giữ mùi tối đa 2 tiếng.)

Nguồn: Wikipedia.org